Phát triển hạ tầng giao thông tăng khả năng kết nối về các vùng phụ cận TP HCM

10/09/2020 by Đinh Thị Diễm

Từ đầu năm 2020, TP. HCM đẩy nhanh tiến độ xây dựng hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm hướng tới về các vùng phụ cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Đứng trước cơ hội phát triển này, thị trường bất động sản tại các khu vực này hoạt động sôi nổi, đón dòng vốn đầu tư từ Sài Gòn.

Khởi công nhiều dự án giao thông mới

Trong năm 2020, ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM cho biết sẽ khởi công xây dựng 27 dự án giao thông mới, bên cạnh đó cũng sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 29 dự án được xây dựng từ năm 2018 tới nay để kéo giảm tình trạng kẹt xe đang ngày càng nghiêm trọng hiện nay.

Một số dự án trọng điểm như dự án cầu Mỹ Thuỷ 3 thuộc dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thuỷ, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, sẽ giúp giải quyết ùn tắc cho khu vực ra vào cảng Cát Lái, Quận 2. Bên cạnh đó là các dự án hầm chui HC1 và HC2 thuộc dự án nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với tổng vốn hơn 830 tỷ đồng tại quận 7; xây mới cầu Hang Ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng; 380 tỷ đồng mở rộng đường Dương Quảng Hàm giúp giảm kẹt xe khu vực quận Gò Vấp.

Ngoài ra, một số dự án mở rộng hàng loạt cầu, đường nhằm tăng diện tích giúp phương tiện lưu thông thông thoáng hơn như cải tạo cầu Phạm Văn Chí (quận 6), cầu kênh Tẻ (nối quận 4 với quận 7), cầu chữ Y, cầu Tân Kỳ – Tân Quý (nối quận Tân Phú với quận Bình Tân), cầu Nguyễn Tri Phương (nối quận 5 với quận 8)…

Việc triển khai các dự án giao thông làm tăng khả năng kết nối giữa TP HCM và các vùng phụ cận
Việc triển khai các dự án giao thông làm tăng khả năng kết nối giữa TP HCM và các vùng phụ cận

Phát triển tuyến đường sắt trên cao

Thành phố sẽ xây dựng tuyến đường trên cao số 3 (từ tuyến số 2 tại Tô Hiến Thành – Lê Hồng Phong – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – trục Bắc Nam – Nguyễn Văn Linh) tại quận 5, quận 7, quận 10. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng tuyến đường trên cao số 2 (giao với tuyến số 1 tại nút giao Lăng Cha Cả – Bùi Thị Xuân – vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè – hẻm 656 CMT8 – Bắc Hải – hẻm số 2 Thiên Phước – hẻm số 654 u Cơ – Dọc theo công viên Đầm Sen – Rạch Bàu Trâu – Đường Chiến Lược – Hương lộ 2, kết thúc tại điểm giao với Quốc lộ 1) tại quận 10, quận 11, huyện Bình Chánh. Quy mô xây dựng: dài 11,8 km, rộng 17,5 m với tổng vốn đầu tư 21.490 tỷ đồng (tương đương 977 triệu USD).

Một dự án quan trọng khác là sẽ xây dựng tuyến đường trên cao số 4 (từ QL 1 giao với tuyến số 5) – Vườn Lài – Vượt sông Vàm Thuật tại vị trí Rạch Lăng và đường sắt Bắc Nam (tại khu vực Cầu Đen) – đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài qua khu vực chung cư Mỹ Phước rồi nối vào đường Điện Biên Phủ, giao với tuyến số 1) tại quận 3, quận 12, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp.

Cơ hội cho bất động sản vùng phụ cận

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư, Savills Việt Nam, cho rằng hạ tầng giao thông TP. HCM đã đi đúng hướng phát triển vùng lõi trung tâm tới phát triển vùng ven, để rồi đẩy mạnh chính sách giãn dân từ trung tâm ra vùng ngoại ô. Đây cũng là hướng đi trọng tâm của Thành phố khi ngay từ Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đưa ra.

Việc phát triển giao thông kết nối đang tạo ra một đà phát triển cho thị trường bất động sản TP HCM và các các tỉnh lân cận hưởng lợi theo hướng bền vững. Đặc biệt, hạ tầng giao thông kết nối đã tạo ra một liên kết vùng không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, mà thị trường bất động sản hưởng lợi đầu tiên.

Bình Dương là tỉnh đang có thị trường bất động sản hoạt động sôi nổi hấp dẫn trong xu thế giãn dân đô thị, đặc biệt là 2 thành phố mới là Dĩ An và Thuận An. Đơn cử như từ đầu năm 2020 đến này, dọc tuyến Quốc lộ 13 chào đón rất nhiều dự án mới ra mắt như: Astral City Bình Dương, The Emerald Golf View, Tecco Home An Phú, The Essential Residence – Eco Xuân Bình Dương, Anderson Park Thuận An, Opal Skyline, Parkview Apartment…

 

0/5 (0 Reviews)
Chia sẻ:
Tags:
Các dự án phát triển & phân phối