Không đơn thuần là mua một miếng đất nền diện tích ngang 5 dài 16 mà Kỳ Co Gateway Nhơn Hội New City còn hơn cả một câu chuyện về bề dày lịch sử và nét văn hóa miền biển mang tên Quy Nhơn.
Là cửa ngõ ra biển 6 tỉnh Tây Nguyên – Nam Trung Bộ, Bình Định trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng mạnh về du lịch lớn nhất cả nước. Trong đó, Quy Nhơn được ví như “trái tim” của thủ phủ này, đây là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch biển thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến thăm.
Với sự phát triển không ngừng, Thủ tướng chính phủ đã công nhận Quy Nhơn là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào năm 2010. Mang vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình tựa như bức tranh thủy mạc có biển, có núi, có sa mạc cát…Năm 2016 tạp chí du lịch Rough Guides của Anh đã bình chọn Quy Nhơn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á.
Nằm phía Đông đầm Thị Nại, chỉ cách TP Quy Nhơn qua một cây cầu vượt biển dài 7km, Kỳ Co Gateway Nhơn Hội New City sở hữu vị trí kiêu hãnh, nằm trung tâm Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Án ngữ ngay vùng đất mới, khu vực đang được UBND tỉnh chú trọng đầu tư hoàn thiện về cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Cái lợi của trong địa thế của dự án nằm ở chỗ sở hữu mặt tiền ôm theo trục đường huyết mạch Quốc lộ 19B kết nối trực tiếp đến sân bay Quốc tế Phù Cát và đây đồng thời là cửa ngõ vào các kỳ quan, danh thắng nổi tiếng của xứ Nẫu là đảo Kỳ Co, Eo Gió – Nơi ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam, cồn Chim, khu tâm linh Linh Phong, khu nghỉ dưỡng FLC, viện đào tạo phi công Bamboo…
Câu chuyện về sức bật của những vùng đất mới đầu tiên phải kể tới sự tiên phong mở đường của hệ thống hạ tầng. Trong đó, quốc lộ 19B là tuyến giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được ví như sương sống của khu kinh tế Nhơn Hội. Bên cạnh đó để tăng việc kết nối giữa trung tâm TP Quy Nhơn đến vùng đất mới này, UBND cũng giao Sở Giao thông – Vận tải tỉnh khẩn trương lập dự án đầu tư cầu Thị Nại thứ 2, song song với cầu Thị Nại 1 với vốn khoảng 2.000 tỷ đồng.Với sự phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện về mạng lưới giao thông liên kết, khu kinh tế Nhơn Hội ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh Bình Định và khu vực miền Trung.
Đáng chú ý, nhà ga T1 cảng hàng không Phù Cát sau nâng cấp đã nâng số chuyến bay từ Hà Nội và TP HCM đến Bình Định lên 35 chuyến/ngày, thay vì 3 – 5 như trước kia. Có thể thấy rằng, việc phát triển về hàng không giúp mảng đất Nhơn Hội – Quy Nhơn không chỉ thu hút các đại gia bất động sản từ phía Nam mà ngay cả các khách hàng đến từ các tỉnh phía Bắc cũng dễ dàng tham gia vào thị trường này.
Với những ưu thế nổi trội kể trên được xem là sức bật, cơ hội cho bất động sản du lịch nói chung và dự án Kỳ Co Gateway và Nhơn Hội New City cất cánh. Hãy thử tưởng tượng xem, năm hay mười năm nữa thì vùng phụ cận sân bay Quốc tế Phù Cát sẽ phát triển đến như thế nào? Giá trị bất động sản tại đây sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng nữa.
Xứ nẫu Bình Định là quê hương của tam kiệt Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng nhiều danh tướng Tây Sơn. Là cái nôi của nhiều môn phái Võ Việt Nam với các hoạt động đều khắp. Một trong 3 vị tổ nghề sân khấu Việt Nam quê ở Bình Định là Hiệp biện Đại học sĩ Đào Tấn (1845-1907, hát bội), Ưu Bà Phạm Thị Trân (926 – 976, hát chèo) và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976, cải lương). Là trời văn gắn liền với tên tuổi các danh nhân hát bội, thơ, nhạc như “Vua thơ tình” Xuân Diệu, có “Trường thơ Bình Định” còn gọi là “Bàn Thành tứ hữu” hay “Tứ linh” gồm Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Chế Lan Viên và Yến Lan. “Tứ linh” sau chuyển thành “Trường thơ điên” vẫn bốn người nhưng có thêm Bích Khê, không phải người Bình Định, thế chỗ Yến Lan.
Cả một trời văn hóa, giáo dục, xã hội, mảnh đất của những anh kiệt xuất chúng, sở hữu mảnh đất nền Kỳ Co Gateway Nhơn Hội New City không đơn thuần là 1 miếng đất nền diện tích ngang 5 dài 16 mà nơi đây là cả 1 câu chuyện về bề dày lịch sử và nét văn hóa của con người chất phát nơi đây.