Bình Dương trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước và là tỉnh có sức hút đặc biệt trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là sự đồng lòng toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp kết hợp định hướng phát triển đúng đắng của chính quyền địa phương
Năm 2020 là năm tổng kết kết quả thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương đề ra trong giai đoạn 2015-2020. Toàn tỉnh đã có sự phát triển năng động trên nhiều mặt, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, ước tính đến cuối năm 2020, Bình Dương sẽ hoàn thành 16/18 chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt, 10 chỉ tiêu đạt, 2 chỉ tiêu chưa hoàn thành (số bác sĩ/10.000 dân và số giường bệnh/10.000 dân). Kệt quả đạt được, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 535.585 tỷ đồng, tăng bình quân 13,3%/năm, vốn ngân sách nhà nước chiếm 14,48%. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao, bình quân 9,3%/năm; thu ngân sách tăng 11,2%/năm; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 9,64%/năm.
Tỉnh đã quyết liệt triển khai những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế. Kết quả, toàn tỉnh đã thu hút trên 11 tỷ USD vốn đầu tư FDI. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có gần 44.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký gần 380.000 tỷ đồng; thu hút gần 4.000 dự án FDI với tổng số vốn trên 34 tỷ USD từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 9,1% vốn FDI của cả nước và đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI). Các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, đầu tư vào các KCN với mục đích xây dựng nhà xưởng, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Bình Dương hiện có 48 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000 ha, chiếm ¼ diện tích khu công nghiệp vùng Nam Bộ. Để tạo được sức hút với các nhà đầu tư, địa phương tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kêu gọi đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đồng thời quan tâm phát triển mô hình nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động, căn hộ Bình Dương cho lượng lớn chuyên gia kỹ sư trong và ngoài nước làm việc tại đây.…
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư bền vững, Bình Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó, tỉnh xác định thu hút vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng. Đáng chú ý hơn, Chính quyền tỉnh Bình Dương luôn tiên phong có những chính sách thông thoáng, ưu đãi, luôn, lắng nghe và giải quyết kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp… từ đó, giúp doanh nghiệp an tâm đẩy mạnh và mở rộng quy mô, cũng như đầu tư vào các dự án bất động sản Bình Dương.
Cùng với những kết quả tích cực trong thu hút đầu tư, công tác quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị luôn được địa phương quan tâm; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 82%; chương trình xây dựng nông thôn mới về đích trước hơn 1 năm so với kế hoạch. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân từng bước được cải thiện và nâng cao với thu nhập bình quân dự kiến đạt 155,7 triệu đồng vào cuối năm 2020; giải quyết việc làm hàng năm cho hơn 46.000 lao động; nhiều năm liền không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Tỉnh quan tâm đầu tư mới 92 công trình trường học, với tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng, gồm 77 công trình vốn ngân sách với gần 4.500 tỷ đồng và 15 công trình xã hội hóa với trên 500 tỷ đồng, cùng 80 cơ sở giáo dục ngoài công lập do doanh nghiệp đầu tư.
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương nhận định, mặc dù kinh tế – xã hội của địa phương đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn những thách thức. Vì vậy, Bình Dương cần đi trước một bước và chuẩn bị tốt cho sự phát triển công nghệ tiên tiến và bền vững, để duy trì lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế và đời sống người dân. Trên cơ sở đó, từ năm 2016, Bình Dương chính thức công bố đề án Thành phố thông minh (TPTM), hợp tác cùng thành phố kết nghĩa Eindhoven- Hà Lan. Đề án là chương trình đột phá kinh tế xã hội của tỉnh, đưa nền kinh tế chuyển dần sang dịch vụ – công nghệ cao, đô thị xanh, thông minh và hiện đại.
Đề án TPTM Bình Dương đang triển khai mạnh mẽ mô hình “ba nhà” – hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước – nhà khoa học (trường, viện nghiên cứu) – doanh nghiệp, từ đó giúp tỉnh chuyển mình nhanh chóng và đạt được những thành tựu ấn tượng về kinh tế xã hội trong những năm qua. Tỉnh luôn chú trọng đổi mới mô hình phát triển, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tạo ra làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ, xây dựng các vườn ươm, trung tâm đổi mới sáng tạo…, đồng thời chính thức gia nhập vào Hiệp hội Đô thị Khoa học thế giới (WTA) và Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF)… Liên tục 2 năm liền 2018, 2019, Bình Dương được ICF vinh danh là một trong những đô thị có chiến lược phát triển TPTM tiêu biểu thế giới. Bên cạnh đó, Bình Dương liên tục đăng cai hàng loạt sự kiện tầm cỡ thế giới như Diễn đàn đổi mới sáng tạo toàn cầu, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Horasis và Hội nghị các đô thị khoa học thế giới với sự tham gia của nhiều lãnh đạo chính quyền, doanh nghiệp, viện trường trên thế giới. Hiện, tỉnh đang tiếp tục hợp tác với Singapore, thành phố Eindhoven (Hà Lan), Daejeon (Hàn Quốc), Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) và nhiều tổ chức quốc tế để triển khai ý tưởng xây dựng KCN khoa học công nghệ nhằm tạo ra giá trị gia tăng mới cho Bình Dương.
Bình Dương nỗ lực đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, triển khai một số mô hình công nghệ mới, song song khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn ứng dụng CNTT, phát triển các nhà máy thông minh, đón đầu làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để người dân và doanh nghiệp được trải nghiệm các tiện ích như dịch vụ công trực tuyến.