Trở lại thị trường chậm hơn so với các khu vực khác hậu Covid – 19, bất động sản khu Tây TP HCM vẫn giữ được vị thế riêng với quỹ đất dồi dào, được nhiều nhà đầu tư thông thái lựa chọn.
Trở lại thị trường chậm hơn so với các khu vực khác hậu Covid – 19, bất động sản khu Tây TP HCM vẫn giữ được vị thế riêng với quỹ đất dồi dào, được nhiều nhà đầu tư thông thái lựa chọn.
Dịch bệnh Covid – 19 được kiểm soát, thị trường bất động sản phía Nam như được giải nén, trong đó phải kể đến khu Đông Sài Gòn khi liên tiếp nhận được những chính sách tốt thúc đẩy thị trường này.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường tại khu vực này quá nóng đã đẩy mức giá lên “kịch trần” như vậy dư địa để cho các nhà đầu tư chỉ trong một thời gian nữa sẽ không còn.
Thực tế cho thấy, không chỉ sau dịch Covid-19 mà ngay từ những tháng giữa năm 2019, thị trường tại khu Đông đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư bất động sản khi hàng loạt các dự án đình đám thuộc các phân khúc được xây dựng.
Nơi đây không chỉ dừng lại ở dòng vốn của doanh nghiệp mà còn hưởng nhiều những ưu thế đến từ chính sách hạ tầng mới như Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã hoàn tất công đoạn kiểm tra tại Nhật Bản và đang chờ đưa về chạy thử nghiệm tại TP.HCM và dự kiến đưa vào vận hành vào cuối năm 2021 và đặc biệt là đề án quy hoạch thành lập “Thành phố phía Đông”. Ngoài ra, khu vực này cũng sở hữu hạ tầng giao thông toàn diện về đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, trong đó sân bay quốc tế Long Thành khi hoàn thiện sẽ tạo nên sự kết nối vùng hoàn hảo.
Về lâu về dài, trước sự đầu tư ồ ạt cũng như chính sách thúc đẩy thị trường đã làm giá đất tại khu vực này tăng lên quá cao so với giá trị thật vốn có. Thị trường TP.HCM vốn là nơi có giá đất cao nhất so với các khu vực, hiện nay tại Bình Dương, Đồng Nai có nơi giá đang gần bằng so với TP.HCM. Đây là một mức giá được giới chuyên gia đánh giá rằng đã chạm trần.
Nếu nhìn nhận từ thị trường địa ốc TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại khu vực thành phố gần như đã cạn kiệt về quỹ đất. Giá tăng quá nhanh so với mức thu nhập của người dân, dẫn đến tình trạng đến 80% người dân chưa có nhà ở. Với tốc độ phát triển quá nhanh như hiện nay, khu Đông TP.HCM đang đứng trước nguy cơ trở thành TP.HCM thứ hai. Vào lúc này, cơ hội chạm đến lợi nhuận từ kênh đầu tư vào thị trường này của các nhà đầu tư là không còn.
Bất động sản khu Tây Sài Gòn dù trở lại thị trường chậm hơn so với các khu vực khác hậu Covid – 19 nhưng vẫn giữ được vị thế riêng của mình. Lợi thế về quỹ đất, giá bất động sản luôn song hành cùng giá trị của sản phẩm, khu Tây được nhiều nhà đầu tư thông thái lựa chọn.
Theo ghi nhận từ các chuyên viên môi giới tại thị trường phía Tây, nhịp giao dịch tại đây vẫn diễn ra khá mạnh, mặc dù không quá ghi điểm trên thị trường như khu Đông, nhưng dư địa đầu tư dự án bđs còn rất lớn.
Trung bình, đối với giá sản phẩm nhà thô tại thị trường Long An dao động từ 25-30 triệu đồng/căn, trong khi tại Bình Dương hay Đồng Nai đã là 35-40 triệu đồng/căn, có nơi còn cao hơn.
Hạ tầng giao thông cũng là điểm nhấn của khu vực này khi sở hữu 2 tuyến đường cao tốc lớn nhất khu vực phía Nam là cao tốc TP.HCM – Trung Lương; Bến Lức – Long Thành và trong tương lai gần sẽ xuất hiện cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. Theo đó, khi 2 cao tốc Bến Lức – Long Thành và TP.HCM – Mộc Bài được đi vào hoạt động sẽ mở ra mạng lưới liên kết vùng rộng khắp cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy về giao thương và còn giúp hình thành lên nhiều khu dân cư ổn định.
Nổi bật là tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài dự kiến sẽ tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 3/2021, giai đoạn 2021-2025 tập trung triển khai và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2025. Được biết, khi tuyến cao tốc này hình thành sẽ giảm áp lực cho Quốc lộ 22, góp phần phát triển kinh tế giữa TP.HCM – Tây Ninh. Cùng với đó, nguồn vốn đầu tư cho các khu công nghiệp cũng nhận được sự quan tâm lớn. Dư địa cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại thị trường phía Tây còn rất dồi dào.