Mệnh danh là “Thủ phủ công nghiệp” phía Nam kết hợp với tiềm năng nội tại, thị trường bất động sản Bình Dương là miếng mồi ngon mà các nhà đầu tư chú ý trong năm 2020. Đi tìm lời giải qua 5 lý do chứng minh thị trường địa ốc Bình Dương đáng để đầu tư.
1. Bình Dương chính thức trở thành thành viên của WTC
Tại sự kiện hội nghị hợp tác kinh tế châu Á Horasis đã diễn ra ở trung tâm triễn lãm và hội nghị thành phố mới từ ngày 24/11 đến ngày 26/11/2019 Bình Dương chính thức được công bố trở thành thành viên của hiệp hội thương mại quốc tế WTC (World Trace Center).
Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức này sẽ là một bước đệm vững chắc cho kinh tế Bình Dương phát triển. Và đây sẽ là một lợi thế cho thành phố mới Bình Dương trở thành trung tâm thương mại, tài chính đẳng cấp quốc tế. Thu hút thêm nhiều vốn đầu tư hơn từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Đặc biệt là ở lĩnh vực đầu tư bất động sản để đáp ứng nhu cầu nhà ở của lực lượng lao động phải nói là khủng khiếp trong thời gian tới.
Hơn nữa, không ngoài kỳ vọng Bình Dương được vinh danh lọt vào danh sách “Smart 21” do Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) bình chọn.
2. Nhiều chính sách hấp dẫn mời gọi nhà đầu tư nước ngoài
Được xem là “thủ phủ công nghiệp” của Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, khu công nghiệp đang hoạt động tại tỉnh đã lên đến con số 48 cụm, khu công nghiệp. Những khu công nghiệp này đến từ 43 quốc gia trong đó có Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản. Để đạt được những con số ấn tượng như thế thì tỉnh phải có những chính sách thông thoáng, cởi mở để thu hút đầu tư.
Tính trong năm 2019 đã có tới 508 doanh nghiệp đầu tư bất động sản với tổng số vốn điều lệ là 17.092.501,47 triệu đồng. Điều mà ít tỉnh thành nào làm được là việc lãnh đạo tỉnh thường xuyên có những cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài để lắng nghe và hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn, trăn trở mà họ đang gặp phải.
Chương trình đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 có thể nói đạt ngoài kỳ vọng khi đã thu hút được sự đầu tư của các đối tác có tiềm lực mạnh và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
3. Vốn FDI đứng 3 toàn quốc
Nguồn vốn FDI Bình Dương trong 9 tháng năm 2019 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2018. Trong số đó các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đang dẫn đầu với 482 triệu USD. Tiếp theo là Hồng Kông với tổng vốn đăng ký là 413 triệu USD. Và Đài Loan xếp thứ 3 với 250 triệu USD.
Hiện nay toàn tỉnh có hơn 3.702 dự án FDI đang hoạt động đến từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tổng vốn đầu tư 34,8 tỉ USD. Điều này dẫn đến tốc độ đô thị hóa của Bình Dương ngày một tăng, chỉ cần tính vào năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa ở khu vực này 80,17% và năm 2020 sẽ là 82% (con số này mới được thống kê gần đây).
Với nguồn đầu tư dồi giàu, đa dạng sẽ tạo ra khối dịch vụ, thương mại phát triển mạnh mẽ. Từ đó nhu cầu về nhà ở cũng sẽ tăng cao tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư bất động sản phát triển.
4. Cơ sở hạ tầng giao thông quy hoạch đồng bộ
Bình Dương đã có bước đi đúng đắn trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Để theo kịp thời kỳ công nghiệp hóa, tỉnh đã quyết định nâng cấp những công trình giao thông thay đổi hoàn toàn bộ mặt của tình.
Ai đã từng đến Bình Dương sẽ thấy đường sá rộng rãi, sạch sẽ, mảng xanh nhiều. Bình Dương cũng cao hơn mực nước biển tới 40m. Hiện nay, Đại lộ Bình Dương (một phần của Quốc lộ 13) là tuyến đường quan trọng, điểm nổi bật của kiến trúc đô thị và phát triển công nghiệp – dịch vụ của tỉnh. Sau đó tỉnh sẽ dồn lực để nâng cấp mở rộng các tuyến đường chính như đường ĐT743, cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, đường 7A…
5. Bình Dương có nhiều kinh nghiệm phát triển các dự án nhà ở
Từ những bài học cả thành công lẫn thất bại từ những dự án nhà ở, những công trình bỏ hoang những sai lầm trong quá khứ này đã giúp Bình Dương cải thiện rất nhiều trong vài năm trở lại đây.
Các chủ đầu tư đầu tư trong địa bàn và các khu vực lân cận đến Bình Dương thực hiện việc phát triển các dự án nhà ở đã dần đáp ứng nhu cầu của người mua ở cũng như đầu tư.
Theo số liệu thống kê thì tỉnh đã có 381 dự án nhà ở được tỉnh ủy phê duyệt. Trong đó các điểm khu vực chính: TP Thủ Dầu Một: 50 dự án, TP Thuận An: 96 dự án, TP Dĩ An: 109 dự án, Bến Cát: 38 dự án, Tân Uyên: 42 dự án…
Trong bối cảnh thị trường bất động sản TP HCM quá khắc nghiệt, giá đất đắt đỏ tăng gấp 3 lần so với các khu vực lân cận, thậm chí thủ tục hồ sơ xử lý chậm, khá phức tạp. Nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu rút dòng vốn về các tỉnh vùng ven và Bình Dương trở thành điểm sáng thu hút xu hướng dịch chuyển này.